Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Triều tiên.

Triều Tiên hoành tráng và kỳ lạ qua 15 bức ảnh

Triều Tiên có nhiều công trình hoành tráng được sơn những màu sắc nhạt khiến nhiều người liên tưởng đến các đô thị nước Mỹ vào những năm 1950. Chuyến du lịch lạ lùng ở Triều Tiên
Khách sạn 6 sao ở Triều Tiên bị chê tơi tả
Trieu Tien hoanh trang va ky la qua 15 buc anh
Khi tiến vào thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên, du khách sẽ đi qua Cổng vòm Thống nhất. Hình ảnh hai người phụ nữ giương cao biểu tượng bán đảo Triều Tiên tượng trưng cho mong muốn tái hợp hai miền Nam và Bắc của Chủ tịch Kim Nhật Thành.

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Albert Einstein

Thư của Albert Einstein gửi con gái về một nguồn sức mạnh vô hình


Sau hai thập kỷ kể từ ngày Albert Einstein qua đời, con gái ông đã đồng ý công bố bức thư cảm động mà nhà khoa học đại tài đã viết cho bà. Nội dung bức thư có thể khiến ai trong chúng ta cũng phải bất ngờ và cảm động...
Vào cuối những năm 1980, Lieserl Einstein – con gái của Albert Einstein đã hiến tặng cho Đại học Hebrew 1.400 bức thư do cha cô viết lúc sinh thời. Điều kiện duy nhất của Lieserl là không ai được công bố bức thư cho đến khi cha cô qua đời tròn hai thập kỷ.
  Thu cua Albert Einstein gui con gai ve mot nguon suc manh vo hinh
Albert Einstein và con gái Lieserl Einstein

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Penicilline

Cha đẻ của thuốc kháng sinh thay đổi nền y học nhờ đãng trí

"Đôi khi người ta phát hiện ra thứ mà mình không tìm kiếm", Alexander Fleming thản nhiên nói về việc tìm ra penicillin, "phương thuốc kỳ diệu" của nhân loại.
Một cách tình cờ, hành trình khám phá thuốc kháng sinh đầu tiên trên thế giới bắt đầu bằng một chiếc đĩa cấy vi khuẩn bị mốc và từ đó mang đến phương pháp điều trị cho các bệnh nghiêm trọng gây chết người.
Theo Healio, vào năm 1927, Alexander Fleming, nhà khoa học Scotland đang phân tích vi khuẩn tụ cầu tại phòng thí nghiệm Khoa Tiêm chủng thuộc Bệnh viện St. Mary, London (Anh). Trước đó, ông đã nổi tiếng nhờ tìm ra lysozyme và được coi là nhà nghiên cứu xuất sắc.
Tính tình bất cẩn và đãng trí, Fleming thường xuyên để phòng thí nghiệm bừa bộn. Trước kỳ nghỉ hè năm 1928, ông chỉ xếp chồng các mẻ cấy vi khuẩn tụ cầu lên băng ghế trong góc phòng thí nghiệm mà không hề dọn dẹp. Trở về, nhà khoa học phát hiện một mẻ bị mốc. Sau khi kiểm tra dưới kính hiển vi, Fleming nhận thấy mốc đã ngăn cản sự sinh sôi của vi khuẩn khiến chúng "trở nên trong suốt và giảm dần rõ rệt"
cha-de-cua-thuoc-khang-sinh-thay-doi-nen-y-hoc-nho-dang-tri
Alexander Fleming trong phòng thí nghiệm. Ảnh: loc.gov.

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

Chuyện lạ 2o15

Những câu chuyện khoa học kỳ lạ nhất 2015

Trong năm 2015, thế giới đã được chứng kiến những câu chuyện khoa học kỳ lạ, vừa lý thú, vừa dị thường và trên hết là mở rộng tầm hiểu biết của chúng ta, từ chiếc váy đổi màu làm náo loạn cộng đồng mạng tới tuyệt chiêu biến trứng luộc thành ... trứng sống hay loài giun tự làm "chuyện ấy" với cái đầu của chúng và việc huấn luyện chim bồ câu phát hiện ung thư.
Biến trứng luộc thành trứng sống
khoa hoc, ky la, di thuong, nam 2015, khoa học, kỳ lạ, dị thường, năm 2015, tổng kết
Nhà khoa học Colin Raston đến từ Đại học Flinders (Australia) đã chứng minh rằng, chúng ta hoàn toàn có thể biến trứng đã luộc chín kỹ thành ... trứng sống. Tiến sĩ Raston phát hiện, thiết bị chất lưu xoáy lốc của ông có thể đảo ngược trạng thái rắn đặc của lòng trắng trứng đã luộc chín kỹ trở lại trạng thái lỏng ban đầu của chúng bằng cách tháo gỡ các protein bên trong. Khám phá được cho là có nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm, đặc biệt là tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho việc phát triển thuốc. Công trình nghiên cứu này đã mang về cho ông Raston một giải IgNobel hồi tháng 9 vừa qua.